Học hỏi mỗi ngày để được cái gì?

Sự học là cả đời, người ta vẫn thường nghĩ chỉ học ở trường lớp là đủ (3 năm cấp tiểu học —> Trung học phổ thông, 4-6 năm đại học). Những thứ học được ở trường lớp chỉ cho chúng ta những kiến thức cơ bản, nền tảng để rèn luyện tư duy và các kiến thức chuyên môn để bắt đầu bước vào cuộc đời này.

Nhưng sự học là sự cả đời, chúng ta phải không ngừng học hỏi để nâng cao giá trị bản thân mình hơn, để thích nghi được với thế giới hiện đại này, ngày qua ngày khi các phát minh, công nghệ mới ra đời, những thứ chỉ là “mới” của ngày hôm qua, chỉ sau một đêm đã “cũ”.

Vì sao phải luôn học hỏi

Như ở đầu có đề cập thế giới phát triển từng giờ từng phút, mỗi ngày qua đi kiến thức mới được phát hiện liên tục, nếu chúng ta ngừng học thì sẽ bị tụt lại phía sau và bị đào thải khỏi cuộc chơi, sân chơi lúc này chỉ còn cho những người update bản thân mỗi ngày.

Khi đi làm không có một ông chủ nào muốn thuê một nhân viên chưa có kinh nghiệm về đào tạo lại từ đầu, vì sẽ tốn rất nhiều khoản (tài chính, nhân lực, công sức,…). Nên việc tự học nhanh và phát triển nhanh là cần thiết, cần học nhanh để tạo ra kết quả nhanh và chứng minh được bản thân mình nhanh chóng.

Thành quả của sự học

  • Khi học chúng ta biết rộng, hiểu sâu hơn làm tăng khả năng tư duy của bản thân
  • Học giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày
  • Nhờ học chúng ta điềm tĩnh hơn, nhẹ nhàng, khoan thoai hơn
  • Học giúp chúng đạt được những thứ mà chúng ta không chỉ cần mà còn muốn
  • Học để chuẩn bị cho một kiếp sau ( có những người 80-90 tuổi vẫn học mỗi ngày nên họ vẫn minh mẫn tỉnh táo)
  • Học nhiều giúp đầu óc nhanh nhạy, minh mẫn khi này ta có thể đọc 3-5 quyển sách mỗi ngày)

Công thức học tập tốt cần những yếu tố gì?

  • Học có mục đích: vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về việc học của bạn, đặt ra mục đích, bên cạnh các mục đích là những mục tiêu nhỏ. Mục đích là kim chỉ nam để hướng ta tới kết quả ta hằng mong ước, những mục tiêu nhỏ để thể hiện tiến độ mà ta hoàn thành để đến được với mục đích. Trong quá trình học và làm có thể mục tiêu sẽ sai, lúc này ta có thể sửa kịp thời để tránh nhầm đường làm chậm tiến độ đạt được mục đích.
  • Học nhanh, làm nhanh, sai nhanh sửa nhanh: Nếu chỉ học không đó là những lý thuyết suông, phải có quá trình thực hành và sai để sửa từ đó ta mới đúc kết được các cách làm đúng.
  • Sưu tầm toàn bộ tài liệu để học: trước khi học một thứ gì mới, hãy dành thời gian tổng hợp lại các bài viết, video, tài liệu, khóa học của thứ mình muốn học từ đó ta sẽ có một bức tranh tổng thể về thứ ta sẽ học, tránh gây mất thời gian khi phải vừa học vừa tìm.
  • Học —> Thực hành —> Đúc kết —-> Chia sẻ: Nếu chúng ta chỉ học và giữ lấy cho riêng mình thì kiến thức đó chỉ là trí nhớ ngắn hạn và ta sẽ quên trong vài ngày, vài tuần, vài tháng. Nhưng khi học và thực hành, từ đó đúc kết lại rồi chia sẻ tới với mọi người thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về kiến thức, khi nhắc đến ta có thể nói rõ ràng, nói sâu về kỹ năng đó (chúng ta biến kiến thức của người khác thành của mình).

Bên cạnh đó hãy theo dõi các livstream của các anh/chị đi trước đứng đầu ngành, việc này sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những thiếu sót của một người mới như mình.

Một số phương pháp học khác:

  • Sơ đồ tư duy (mind map)
  • Deep learning: Học sâu, hiểu sâu, nắm bắt được những kiến thức tinh hoa
  • Ghi chú
  • Ôn tập gián đoạn
  • Thách thức bản thân có >10 ghi chú trong điện thoại mỗi ngày
  • ….

Tổng kết lại

Việc học là việc cả đời, học đến 80-90 tuổi chúng ta vẫn phải học, để chuẩn bị cho kiếp sau (hãy để ý những người già xung quanh nếu chăm đọc sách, học vẫn có thể sống thọ và minh mẫn hơn).

Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong bạn đọc góp ý để mình sửa và bổ sung thêm kiến thức.

ATP Software

About Timax

Giao dịch Bitcoin 24/7ĐĂNG KÍ
+ +